Chụp ảnh sư kiện trong điều kiện thiếu sáng ở cấp độ 1 (trong bóng râm) đã được giải quyết trong bài viết trước, ở P2, chúng tôi sẽ giúp các thợ chụp ảnh sự kiện tìm hiểu cách chụp ảnh ở trong điều kiện thiếu sáng hơn nữa, đặc biệt là khi hoàng hôn hay trong nhà.
Nội dung chính
1. Đứng gần nguồn sáng hơn
Bạn càng gần nguồn sáng, máy ảnh càng nhận được nhiều ánh sáng . Cửa sổ lớn là một nguồn sáng tuyệt vời, vì thế, hãy mở hết các rèm cửa để ánh sáng tràn vào .
2. Tự ổn định bản thân người thợ chụp ảnh sự kiện
Hãy học cách giữ tay thật chắc và cầm máy ảnh một cách ổn định hợn Dùng tay trái để đỡ máy ảnh, dùng lòng bàn tay đõ giữa lens và thân máy (chỗ tập trung trọng lượng máy ảnh). Giữ khuỷu tay ép vào người . Nếu có thể, quỳ chân phải xuống và dùng chân trái để đỡ tay trái . Nhẹ nhàng nhấn nút chụp và check xem ảnh nét chưa . Luyện tập điều này và một số kỹ thuật khác, bạn sẽ có thể chụp ở một tốc độ rất chậm mà không lo máy ảnh bị rung . Đây là điều tất yếu đối với một thợ chụp ảnh sự kiện.
3. Tăng ISO
ĐIều gì sẽ tốt hơn, một bức ảnh mờ hay một bức ảnh sắc nét với một chút nhiễu ? Có lẽ cái thư 2 sẽ là lựa chọn tốt hơn . Tăng ISO và chụp thử xem độ noise có thể chấp nhận được hay không . Có rất nhiều phần mềm khử noise hiện hành như là Noise Ninja giúp bạn có bức ảnh “sạch sẽ” hơn. Hãy thử chúng và xem sản phẩm cuối cùng có đủ yêu cầu của bạn không . Hãy cố gắng giữ ISO ở mức 800, chỉ tăng lên 1600 hoặc 3200 khi thực sự cần thiết .
4. Chụp ảnh RAW và chấp nhận tối một chút
Nếu bạn chụp file RAW, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa chi tiết bức ảnh nếu có lỡ chụp quá sáng hay quá tối . Với ảnh JPEG, bạn bị giới hạn khi chỉnh sửa . Ở một vài trường hợp, hãy chấp nhận chụp thiếu sáng một chút bằng việc sử dụng nút bù sáng, đồng thời tăng được tốc độ chụp.
5. Cẩn thận với chế độ lấy nét tự động (AF)
Trong môi trường ánh sáng yếu, máy ảnh có thể mất dần khả năng tự lấy nét do không thể nhận diện được các vật thể. Rất nhiều màu DSLR có một đèn phục vụ riêng cho việc AF trong điều kiện thiếu sáng, hoạt động gần giống như đèn flash. Khi bạn lấy nét vào vật thể, nhìn trong viewfinder, nó có thể khá sắc nét . Nếu mờ, cố lấy nét lại bằng việc nhấn nửa nút chụp cho đến khi lấy nét đúng . Trong nhiều trường hợp, bạn không thể biết máy ảnh có lấy nét chuẩn hay không cho đến khi chụp xong. Trong trường hợp đó, zoom in và check sharpness trên màn hình LCD của camera.
6. Dùng máy ảnh fullframe
Một cảm biến fullframe thường có giá khá cao, nhưng nó thực sự “đắt xắt ra miếng” khi bạn phải chụp thiếu sáng . Các thợ chụp ảnh sự kiện cần có sự đầu tư xứng đáng cho sự nghiệp của mình, bởi nó thực sự tạo ra một sự khác biệt lớn trong môi trường ánh sáng yếu . Máy ảnh fullframe cho cảm biến lớn hơn, đồng thời thu được nhiều sáng hơn, do đó cho bức ảnh sáng hơn .
7. Dùng chân máy
Cuối cùng, hãy thử sử dụng chân máy (monopod, tripod) trợ thủ đắc lực cho một thợ chụp ảnh sự kiện để giữ máy ảnh đứng im. Với một chiếc chân máy, bạn có thể giảm ISO tối đa để giảm nhiễu và cũng có thể chụp ở tốc độ chậm hơn. Đầu tư một chiếc chân máy cứng cáp sẽ tốt hơn nhiều so với một chiếc bằng nhựa rẻ tiền.
Qua bài viết này bạn đã biết cách khắc phục khi chụp ảnh sự kiện thiếu sáng ở cấp độ 2 rồi. Hãy chờ đón phần 3 của các típ làm chủ ảnh sáng khi chụp ảnh sự kiện trong những bài viết tiếp theo nhé.
Xem thêm:
Để buổi chụp ảnh sự kiện thêm hoàn hảo
Những lưu ý khi chụp ảnh hội nghị
—
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ EVENTUS ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH:
Email: eventusphoto@gmail.com
Phone: 096.538.9669
Địa chỉ: Số 6 -ngõ 102 – Trường Chinh – Hà Nội
Nguồn: chupanhsukien.info/